Trẻ em là những tín đồ của kẹo bánh, đồ ăn ngọt và nước có gas. Bởi vậy, đây chính là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng, do đó, tình trạng trẻ bị sâu răng sữa hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan và xem nhẹ các bệnh lý răng sữa khi cho rằng tới một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ thay răng mới. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và dứt điểm điều trị răng sữa, sẽ khiến trẻ đau đớn, khó chịu, không ăn uống được gì và tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện.
BỆNH SÂU RĂNG SỮA LÀ GÌ?
Sâu răng sữa cũng gần giống với sâu răng ở người trưởng thành, là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh ra axit và tấn công men răng dẫn đến các lỗ sâu hình thành trên răng, gây đau, nhiễm trùng, thậm chí là mất răng.
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG SỮA
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu như người mẹ trong thời gian mang thai mắc phải các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu thì sẽ tăng nguy cơ sinh non gấp 2 lần, điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể trạng của trẻ mà còn khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng khiếm khuyết men răng (men răng của trẻ bị kém khoáng, dễ bị mẻ khi mọc).
Do đó, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em từ rất sớm, thậm chí từ trước khi trẻ mọc răng sữa là do sự lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con khi trẻ còn nằm trong bào thai và cách nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi trẻ chào đời.
Mặt khác, trẻ em là đối tượng rất thích các loại bánh kẹo ngọt mà lại có ý thức vệ sinh răng miệng chưa tốt, do đó rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng sâu răng sữa, hiện nay, những đứa trẻ 2 tuổi bị sâu răng hay 4 tuổi bị sâu răng rất nhiều, không có gì là lạ, bởi lẽ, khi trẻ ăn đồ ngọt nhiều mà không vệ sinh răng sẽ khiến cho thức ăn bị dính vào răng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn lên men chất ngọt thành acid có hại bám vào răng và hình thành sâu răng.
Về nguyên lý, răng sữa của trẻ có cấu tạo men và ngà mỏng hơn ở người lớn rất nhiều, vì thế thời gian vi khuẩn tấn công và phát triển thành sâu răng sẽ rất nhanh chóng.
Chính vì thế, nếu như trẻ có xu hướng yêu thích các loại bánh kẹo ngọt, nước có gas mà không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, các chất giúp bảo vệ tốt cho răng miệng thì sẽ khiến cho răng trẻ yếu hơn bình thường và dễ bị sâu răng sữa.
SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Sâu răng sữa ở trẻ em là bệnh lý răng miệng nguy hiểm xảy ra hầu hết là trẻ em. Nguyên nhân là do suy nghĩ chủ quan của quý phụ huynh rằng răng sữa rồi cũng sẽ rụng đi. Nhưng ít ai biết được nếu không chú trọng đến răng sữa thì răng vĩnh viễn về sau sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
+ Răng vĩnh viễn mọc không thẳng hàng: Khi răng sữa của bé bị sâu quá nặng, nếu không điều trị kịp thời, răng hư sẽ có thể phải nhổ sớm. Việc làm này sẽ khiến răng vĩnh viễn của bé về sau khi mọc lên bị mọc lệch hoặc xiên hàm.
+ Khả năng ăn nhai giảm sút: Bất kì chiếc răng nào trên cung hàm cũng sẽ giữ vai trò ăn nhai. Răng sữa của bé cũng thế.
Chức năng nhai thức ăn của răng sữa cũng như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa mất sớm sẽ làm việc ăn nhai của trẻ bị hạn chế, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.
+ Phát âm không chuẩn: Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm. Ở giai đoạn này trẻ sẽ bắt đầu học nói vì thế việc có răng để trẻ thành thạo hơn trong giao tiếp là điều cần thiết. Chính vì vậy, tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em nên được chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng về sau.
DẤU HIỆU CHO THẤY TRẺ ĐÃ BỊ SÂU RĂNG SỮA
Tình trạng sâu răng giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Bạn thường chỉ phát hiện ra con bị sâu răng khi quan sát thấy răng trẻ có những lỗ nhỏ, răng bị đổi màu, bị đen hay nướu bị sưng, đau… Nếu trẻ bị sâu răng, con có thể có các dấu hiệu khác như:
+ Bé tỏ ra đau răng khi nhai hoặc cắn thức ăn
+ Răng tỏ ra nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh
+ Con bị đau răng mà không có lý do
+ Hơi thở có mùi…
Nếu nhận thấy con có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay. Răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hỏng răng, phải nhổ bỏ răng.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG SỮA
Bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sâu răng của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:
Phương pháp này giúp phục hồi các tổn thương của men răng, giai đoạn đầu của sâu răng. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy các đốm xuất hiện trên răng của con trong giai đoạn này. Bác sĩ có thể tiến hành bôi fluoride dưới dạng gel, bọt… lên răng bé để che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng. Ngoài ra, bé có thể được chỉ định dùng kem đánh răng có chứa fluor để sửa chữa các tổn thương trên bề mặt răng và khôi phục bề mặt răng.
Nếu răng con đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng cho trẻ để bảo vệ phần răng còn lại. Lỗ sâu trên răng sẽ được làm sạch rồi trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.
Để cứu những chiếc răng đã bị sâu nghiêm trọng không thể trám được, các nha sĩ thường chỉ định gắn mão răng. Mão là một vỏ bọc được tùy chỉnh theo hình dáng của răng nhằm bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng. Trong phương pháp điều trị này, nha sĩ sẽ mài để loại bỏ phần răng bị hư, trám lại và mài mặt nhai cùng mặt bên để lấy chỗ gắn mão. Sau đó sẽ tiến hành lấy dấu răng bằng cao hoặc bột để phục hình mão. Sau đó, mão sẽ được chụp lên răng để bảo vệ khỏi bị hư hại thêm nữa.
Tình trạng sâu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm tủy răng, gây hư hại tủy răng khiến trẻ có thể phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Các nha sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ phải nhổ bỏ răng bằng cách điều trị tủy. Phần tủy bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, lỗ trống được làm sạch và trám lại. Ngoài ra, tùy vào tình trạng tổn thương của răng mà nha sĩ có thể cân nhắc bọc mão răng để bảo vệ răng cho con.
Nếu răng bị hư hại nhiều và không thể phục hồi do nhiễm trùng thì phải được nhổ để tránh lây lan cho các răng bên cạnh. Nếu việc mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây khó khăn cho bé trong chuyện ăn uống, bác sĩ có thể xem xét đến việc cấy ghép hoặc làm cầu răng.
ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ UY TÍN
Với trẻ nhỏ, khi tiến hành điều trị răng sâu là một vấn đề khó khăn và thử thách cho các bác sĩ, vì các bé thường sợ đau và bất hợp tác với bác sĩ. Do đó, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ và chọn một trung tâm nha khoa chuyên điều trị về răng trẻ em. Đội ngũ bác sĩ và phụ tá tại ân cần, có kinh nghiệm về làm răng cho trẻ, sẽ giúp con bạn nhanh chóng sẵn sàng tâm lý để bác sĩ điều trị răng cho trẻ.
Tại hệ thống Nha Khoa Quốc Tế GSE, chúng tôi đã hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng, hoàn thiện nụ cười cho hơn 20000 khách hàng cũng như được nhiều người nổi tiếng tin dùng và hài lòng.
Chúng tôi luôn tuân thủ theo quy trình thực hiện chuyên nghiệp, an toàn trong từng thao tác. Bên cạnh đó, việc sử dụng những công nghệ cao từ châu âu, trực tiếp thực hiện bởi đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, sẽ đem lại cho trẻ những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Đặt lịch ngay để nhận tư vấn chi tiết từ chúng tôi.